Quy trình làm hồ sơ – thủ tục miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

Miễn thuế nhập khẩu là chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Việc nắm rõ thủ tục miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp/cá nhân tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Hãy cùng An Đức tìm hiểu về hồ sơ miễn thuế nhập khẩu qua bài viết dưới đây.

Những trường hợp miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

1. Hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các trường hợp thông thường

Dưới đây là danh sách các tài liệu bổ sung cụ thể cần cung cấp tùy thuộc vào từng trường hợp miễn thuế nhập khẩu – xuất khẩu:

  1. Bản sao hợp đồng ủy thác, nếu có, trong trường hợp ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa.
  2. Bản sao hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc chỉ định thầu với giá trúng thầu đã bao gồm thuế nhập khẩu (nếu có) cho cá nhân hoặc tổ chức trúng thầu nhập khẩu hàng hóa.
  3. Bản sao hợp đồng cung cấp hàng hóa cho hoạt động dầu khí, ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu nếu nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí.
  4. Bản sao hợp đồng cho thuê tài chính, nếu có, ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu nếu cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa phục vụ đối tượng được miễn thuế.
  5. Bản sao chứng từ chuyển nhượng hàng hóa được miễn thuế, ghi rõ giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế được chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác.
  6. Bản chính giấy xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ (nếu có) đối với các phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất tài sản cố định, hoạt động dầu khí và hoạt động đóng tàu.
  7. Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, hoặc hàng hóa đặc biệt khác như trầm hương từ cây dó bầu trồng, da trăn từ trăn nuôi, v.v.
  8. Bản sao danh mục miễn thuế đã nộp cho cơ quan hải quan, nếu đã nộp thông báo danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm phiếu theo dõi trừ lùi cho cơ quan hải quan (nộp thêm bản chính).
Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu
Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

2. Hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các trường hợp đặc thù

Ngoài các trường hợp thông thường đã nêu, còn có một số trường hợp đặc biệt đòi hỏi người nộp thuế chuẩn bị các giấy tờ pháp lý bổ sung. Dưới đây là các mục giấy tờ cần thiết cho

  • Tài sản di chuyển:
  1. Bản sao giấy phép lao động hoặc tương đương của người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chứng minh đã công tác và làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng.
  2. Bản sao giấy tờ chứng minh việc kết thúc hoạt động hoặc hết hạn lao động ở nước ngoài của công dân Việt Nam, sau khi hoạt động ở nước ngoài ít nhất 12 tháng.
  3. Bản sao hộ chiếu hoặc tương đương có chứng thực của cơ quan Xuất nhập cảnh đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, đã đăng ký thường trú tại Việt Nam.
  4. Bản sao của một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin cư trú, giấy thông báo mã định danh cá nhân, hoặc thông tin công dân trong hệ thống CSDL quốc gia.
  5. Bản chính của quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt quá mức miễn thuế.
  • Quà biếu, tặng

Đối với việc biếu tặng quà, cần bổ sung các loại giấy tờ sau:

  1. Bản sao có chứng thực của văn bản thỏa thuận biếu tặng quà cho tổ chức.
  2. Bản chính của văn bản cho phép tiếp nhận và sử dụng hàng hóa miễn thuế từ cơ quan chủ quản cấp trên, cùng với văn bản chứng minh việc tổ chức biếu tặng và tổ chức nhận quà được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động.
  3. Bản chính của văn bản từ UBND tỉnh/thành phố hoặc từ bộ, ngành chủ quản liên quan đối với quà biếu, tặng cho mục đích nhân đạo, từ thiện.
  • Trong trường hợp hàng nhập khẩu để gia công và sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm gia công xuất khẩu, cần bổ sung:

Bản sao của văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức hoặc đơn vị nước ngoài.

  • Đối với hàng hóa trao đổi hoặc mua bán với cư dân biên giới, cần bổ sung:
  • Mã định danh cá nhân, Thẻ căn cước công dân (CCCD), hoặc các giấy tờ thông hành biên giới.
  • Trong trường hợp hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, hoặc tái nhập trong thời gian nhất định, cần bổ sung một trong hai loại giấy tờ sau:
  1. Giấy bảo lãnh từ tổ chức tín dụng.

Hoặc

  1. Giấy nộp tiền cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan (nếu chưa có giấy bảo lãnh được cập nhật trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan).
  • Đối với việc nhập khẩu hàng hóa để phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cần bổ sung:
  1. Bản sao quyết định về việc thực hiện chương trình hoặc dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kèm theo danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện các dự án này.
  2. Bản sao văn bản xác nhận danh mục hàng hóa phục vụ các hoạt động trong dự án phát triển khoa học công nghệ, từ UBND tỉnh/thành phố hoặc bộ chủ quản nơi thực hiện dự án.
  3. Bản sao văn bản xác nhận danh mục hàng hóa phục vụ việc đổi mới công nghệ, từ Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc cơ quan được ủy quyền.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho các mục đích an ninh và quốc phòng, cần bổ sung:
  1. Bản chính của công văn đề nghị từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được ủy quyền.
  2. Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa.
  3. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu, chỉ định thầu, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác hoặc đấu thầu.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ việc in tiền, đúc tiền, cần bổ sung:

Bản sao văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động in tiền, đúc tiền.

  • Đối với việc nhập khẩu hàng hóa để phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cần bổ sung:
  1. Bản sao văn bản xác nhận từ UBND cấp tỉnh, thành phố, Bộ hoặc cấp tương đương về việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cứu trợ khẩn cấp, trong đó có nêu rõ mức độ thiệt hại.
  2. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ cứu trợ khẩn cấp.
  3. Bản sao quyết định công bố dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh. 
  • Khi nhập khẩu sản phẩm da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản, cần bổ sung:
  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã từ cơ quan kiểm lâm địa phương hoặc cơ quan được chỉ định cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nộp kèm bản gốc).
  2. Bản sao giấy xác nhận số lượng trăn được giết mổ từ nguồn gây nuôi sinh sản, có xác nhận của cơ quan kiểm lâm địa phương.
  • Trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo điều ước quốc tế, bộ hồ sơ cần bổ sung:
  1. Thông tin về số lượng và loại hàng hóa được quy định trong điều ước quốc tế.
  2. Văn bản xác nhận từ cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập vào điều ước quốc tế, hoặc từ cơ quan quản lý chuyên ngành, trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định về số lượng và loại hàng hóa miễn thuế.
Hồ sơ và thủ tục miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu 
Hồ sơ và thủ tục miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Thủ tục miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết, tiếp tục thực hiện các bước sau:

➤ Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu cho cơ quan hải quan:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc qua dịch vụ bưu chính.
  • Cách 2: Nộp online qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

➤ Bước 2. Cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Gửi thông báo cho người nộp thuế hoàn chỉnh sửa hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Đối chiếu hồ sơ với các quy định hiện hành và tiến hành miễn thuế. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ đi số hàng hóa được miễn thuế hoặc cơ quan hải quan trực tiếp cập nhật và trừ đi số hàng hóa được miễn thuế (nếu người nộp thuế thông báo danh mục miễn thuế bằng bản giấy). Nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được miễn thuế như đã khai báo thì thu thuế và xử phạt theo quy định (nếu có).

➤ Bước 3. Chờ nhận thông báo miễn thuế.

Lưu ý:

Sau khi hoàn tất thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu, trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải thực hiện thêm thủ tục hải quan tại nơi lắp đặt máy móc, thiết bị:

  • Kê khai chi tiết số hàng hóa trên tờ khai hải quan. Nếu không kê khai chi tiết được thì phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa dự kiến nhập khẩu theo mẫu 04 hoặc mẫu 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền được nhập khẩu, người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan hải quan theo mẫu 05 hoặc mẫu 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.

Thời gian giải quyết yêu cầu miễn thuế xuất nhập khẩu

Dựa trên Quyết định 1001/QĐ-BTC về thời gian xử lý yêu cầu miễn thuế xuất nhập khẩu, quy định như sau:

➤ Thời gian kiểm tra hồ sơ miễn thuế: Tối đa 2 giờ làm việc kể từ khi cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ.

➤ Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa miễn thuế:

  • Tối đa 8 giờ làm việc kể từ khi người khai hải quan xuất trình đủ hàng hóa cần kiểm tra.
  • Tối đa 8 giờ kể từ khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành hàng hóa, nếu hàng hóa miễn thuế thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, v.v.

Tối đa 2 ngày nếu lô hàng có số lượng lớn, đa dạng chủng loại hoặc công tác kiểm tra phức tạp.

  • Thực hiện kiểm tra vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để không gián đoạn việc xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc việc xuất nhập cảnh của hành khách.

➤ Thời gian ra thông báo miễn thuế: Tối đa 15 ngày kể từ khi cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu gồm những giấy tờ cơ bản gì?

  • Bộ hồ sơ miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu cơ bản bao gồm:
  • Tờ khai hải quan hoặc chứng từ có giá trị tương đương.
  • Chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán, chứng từ vận tải, giấy phép xuất nhập khẩu.
  1. Có cần nộp danh mục miễn thuế khi làm hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu không?
  • Nếu đã thông báo danh mục miễn thuế cho cơ quan hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, không cần nộp thêm danh mục miễn thuế.
  • Nếu chưa thông báo, cần nộp thêm bản chụp danh mục miễn thuế và bản chính để đối chiếu.
  1. Hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là quà biếu tặng bao gồm:
  • Tờ khai hải quan hoặc chứng từ có giá trị tương đương.
  • Chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán, chứng từ vận tải, giấy phép xuất nhập khẩu.
  • Bản chụp có chứng thực văn bản thỏa thuận biếu tặng quà cho tổ chức.
  • Bản chính văn bản cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế của cơ quan chủ quản cấp trên và văn bản chứng minh việc tổ chức biếu tặng được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
  • Bản chính văn bản của UBND tỉnh/thành phố hoặc bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu, tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
  1. Cơ quan giải quyết yêu cầu miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu trong bao lâu?
  • Thời gian kiểm tra hồ sơ miễn thuế: Tối đa 2 giờ.
  • Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa miễn thuế:
    • Tối đa 8 giờ kể từ lúc người khai hải quan xuất trình đủ hàng hóa cần kiểm tra.
    • Tối đa 8 giờ kể từ lúc có kết quả kiểm tra chuyên ngành hàng hóa, nếu hàng hóa miễn thuế thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế.
    • Tối đa 2 ngày nếu lô hàng số lượng lớn, đa dạng chủng loại hoặc công tác kiểm tra phức tạp.
  • Thời gian ra thông báo miễn thuế: Tối đa 15 ngày kể từ lúc cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ hợp lệ.