BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

Kế toán An Đức chuyên cung cấp dịch vụ Báo cáo tài chính với giá cả hợp lý, mang lại cho doanh nghiệp sự an tâm tuyệt đối với mức giá phù hợp nhất cùng nhiều chính sách đồng hành dài lâu.
STTLoại Hình Kinh DoanhSố lượng Hóa đơn/năm
(Đầu vào + Đầu ra hoặc Hợp đồng Xây Dựng)
PHÍ DỊCH VỤ/NĂM
1TƯ VẤN  Không phát sinh2,500,000
  Từ 01 đến 30 chứng từ3,500,000
  Từ 13 đến 60 chứng từ5,000,000
  Từ 61 đến 120 chứng từ9,000,000
  Từ 121 đến 240 chứng từ12,000,000
  Từ 241 đến 360 chứng từ16,000,000
  Từ 361 chứng từ trở lênThỏa Thuận
2THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ  Không phát sinh2,500,000
  Từ 01 đến 30 chứng từ4,500,000
  Từ 13 đến 60 chứng từ7,000,000
  Từ 61 đến 120 chứng từ10,500,000
  Từ 121 đến 240 chứng từ14,000,000
  Từ 241 đến 360 chứng từ18,000,000
  Từ 361 chứng từ trở lênThỏa Thuận
3SẢN XUẤT
DV NHÀ HÀNG
DV VẬN TẢI
DV DU LỊCH
  Không phát sinh2,500,000
  Từ 01 đến 30 chứng từ5,500,000
  Từ 13 đến 60 chứng từ8,000,000
  Từ 61 đến 120 chứng từ12,000,000
  Từ 121 đến 240 chứng từ16,000,000
  Từ 241 đến 360 chứng từ20,000,000
  Từ 361 chứng từ trở lênThỏa Thuận
4XÂY DỰNG
(Hợp đồng phát sinh mới + hợp đồng dở dang)
  Không phát sinh2,500,000
  Từ 01 đến 06 Hợp đồng (Giá trị <= 500 triệu)7,500,000
  Từ 07 đến 12 Hợp đồng (Giá trị <= 500 triệu)6,500,000
  Từ 13 đến 24 Hợp đồng (Giá trị <= 500 triệu)10,500,000
  Từ 25 đến 48 Hợp đồng (Giá trị <= 500 triệu)18,000,000
  Từ 49 đến 72 Hợp đồng (Giá trị <= 500 triệu)21,000,000
  Từ 73 Hợp đồng trở lênThỏa Thuận
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại: 0906 715261 (Ms Nguyệt)
HỒ SƠ DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP KHI CHỌN DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KẾ TOÁN AN ĐỨC:
1.     Hóa đơn đầu vào, đầu ra, Hợp đồng trong năm cần báo cáo tài chính.
2.     Bảng cân đối tài khoản của năm trước liền kề. (Trừ trường hợp Doanh nghiệp vừa thành lập trong năm báo cáo tài chính).
3.     Tồn kho (nếu có), chi tiết công nợ phải thu + phải trả (nếu có)
4.     Sao kê tài khoản ngân hàng trong năm cần báo cáo
5.     Bảng lương, thông tin người lao động

NHIỆM VỤ CỦA AN ĐỨC KHI LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Thu thập hồ sơ chứng từ mà doanh nghiệp cung cấp
2. Tìm hiểu về chế độ, hình thức kế toán, phương pháp khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp thông báo áp dụng với cơ quan thuế
3. Khảo sát tình hình thực tế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp
4. Kiểm tra chứng từ và phân loại, sắp xếp chứng từ
5. Trích lập, phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC
6. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chứng từ
7. Lập Báo cáo tài chính theo quy định và bàn giao cho doanh nghiệp.
  • Đọc thêm về báo cáo tài chính bên dưới:

BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động kinh doanh, tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, thu nhập và lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính thường được chuẩn bị bởi các doanh nghiệp để cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,…. Nó giúp đánh giá hiệu suất tài chính, định giá doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý.
Các thành phần chính của một báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (balance sheet): Hiển thị tài sản, nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (income statement): Thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lỗ trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Báo cáo luồng tiền (cash flow statement): Liệt kê các dòng tiền mặt đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (statement of changes in equity): Hiển thị các thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm các giao dịch như phát hành cổ phiếu, chia cổ tức và lợi nhuận đã giữ lại
Quy trình làm báo cáo tài chính thường gồm các bước sau đây:
1. Thu thập thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2. Xác định khung thời gian và phạm vi báo cáo tài chính.
3. Chuẩn bị các thành phần chính của báo cáo, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luồng tiền và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
4. Phân tích và diễn giải con số và thông tin trong báo cáo tài chính.
5. Hoàn thiện báo cáo tài chính với định dạng và tổ chức thông tin chính xác.
6. Nộp báo cáo tài chính với các bên liên quan.
XỬ PHẠT VỀ VI PHẠM BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
(Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 về việc  Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.