Các loại hình doanh nghiệp theo quy mô lớn nhỏ hiện nay

Áp dụng quy mô doanh nghiệp để phân loại là một phương pháp phổ biến để xác định đặc điểm và lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế. Hiểu rõ về quy mô doanh nghiệp giúp tối ưu hóa cơ hội tuyển dụng.

Quy mô của các doanh nghiệp hiện này
Quy mô của các doanh nghiệp hiện này

1. Quy mô doanh nghiệp là gì?

Khái niệm quy mô của một doanh nghiệp là tương đối và chịu sự ảnh hưởng đặc biệt lớn từ ngành nghề hoạt động. Mặc dù có sự biến động dựa vào ngành nghề cụ thể, nhưng chúng ta có thể phân loại doanh nghiệp thành bốn loại quy mô chính, và các loại này thường có một số đặc điểm chung không phụ thuộc vào ngành nghề cụ thể. Hiện nay, được phân thành 5 nhóm: doanh nghiệp siêu  nhỏ, nhỏ, vừa, lớn, siêu nhỏ.

Mỗi phân loại quy mô doanh nghiệp đều được đặc trưng bởi một tập hợp các đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng điểm qua từng phân loại và lý do vì sao việc phân loại lại mang ý nghĩa quan trọng.

2. Các quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, doanh nghiệp được phân loại thành 5 nhóm dựa trên quy mô kinh doanh, với mỗi nhóm có những đặc điểm cụ thể như sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ phổ biến nhà quản trị nên biết

Đây là mô hình kinh doanh được ưa chuộng của đa số các doanh nghiệp Start-up khi gia nhập thị trường kinh tế.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không vượt quá 10 người. Doanh thu hàng năm và nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ cũng không được quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia BHXH không quá 10 người, và doanh thu hàng năm không quá 10 tỉ 

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sản có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 100 người, và tổng doanh thu hàng năm không quá 50 tỷ, nguồn vốn không quá 20 tỷ. 

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không vượt quá 100 người, và tổng doanh thu hàng năm không quá 100 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Nhân viên cấp dưới trong quy mô này thường độc lập trong các nhiệm vụ và phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng, khả năng chịu áp lực công việc, và lòng nhiệt huyết với công việc.

  • đặc điểm của doanh nghiệp có quy mô  nhỏ:

Tổ chức dưới dạng doanh nghiệp cá nhân, hợp danh và Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lựa chọn các hình thức tổ chức cho phép chủ sở hữu giữ quyền kiểm soát toàn bộ. Các lựa chọn phổ biến bao gồm doanh nghiệp cá nhân, hợp danh, hoặc Công ty TNHH.

Người điều hành đóng vai trò chủ chốt: Thường, doanh nghiệp nhỏ có một người điều hành chính thực hiện hầu hết các quyết định kinh doanh quan trọng. Thường không có việc ủy quyền quyết định nhiều, do chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ thường giữ quyền lực kiểm soát vững chắc.

Sử dụng ít chuyên gia: Đa phần doanh nghiệp nhỏ hạn chế việc thuê chuyên gia để xử lý các nhiệm vụ cụ thể, thường do hạn chế nguồn lực tài chính. Thông thường, người có kinh nghiệm kỹ thuật nhất trong công ty thường là chủ sở hữu, và các nhiệm vụ chuyên môn như kế toán và vấn đề pháp lý thường được giao cho các chuyên gia thuê ngoài.

Doanh nghiệp vừa

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động không quá 200 người tham gia bảo hiểm và tổng doanh thu không quá 300 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ.

Các công ty tài chính tại Việt Nam, như ngân hàng, công ty đầu tư, công ty chứng khoán, phần lớn thuộc vào quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, với vốn điều lệ thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Doanh nghiệp vừa ở Việt Nam thường có một lực lượng lao động đáng kể. Vì vậy, việc thiết lập tiêu chuẩn và quy trình quản lý nhân sự một cách minh bạch và hiệu quả trở thành một ưu tiên quan trọng. Điều này đảm bảo rằng nhân viên sở hữu trình độ và kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp vừa:

Một công ty phát triển từ quy mô nhỏ sang vừa, thì số lượng và độ phức tạp của các hoạt động cũng tăng lên, điều này tạo ra nhu cầu về các vai trò chuyên môn các lĩnh vực phòng ban đa dạng hơn.

Công việc được ủy quyền nhiều hơn: Khác với doanh nghiệp nhỏ, nơi chủ sở hữu thường đưa ra những quyết định quan trọng nhất. Chủ sở hữu cần có kĩ năng về quản lý để có thể điều hành doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn thường có số lao động trên 200 người tham gia bảo hiểm xã hội và nguồn vốn lớn hơn 100 tỷ. Mặc dù chiếm chỉ 5% trong tổng số doanh nghiệp đã đăng ký với nhà nước, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Chúng tạo ra lượng công việc đáng kể và đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

 Tại Việt Nam, một số tập đoàn có quy mô lớn như tập đoàn dầu khí, điện lực, than, và khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và tạo ra nhiều việc làm. Các ngân hàng tại Việt Nam thường thuộc loại doanh nghiệp lớn, sở hữu mạng lưới chi nhánh phong phú đặt tại hầu hết các tỉnh thành, có nguồn vốn lớn và nguồn nhân lực dồi dào ở nhiều chi nhánh khác nhau.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp lớn:

Mạng lưới chi nhánh rộng lớn: Tùy thuộc vào bản chất kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp lớn thường có mạng lưới chi nhánh rộng lớn, có thể quản lý từ xa hoặc các chi nhánh khác ở trong cùng khu vực. 

Phòng ban chuyên biệt đa dạng: Các doanh nghiệp lớn thường có nhiều phòng ban chuyên biệt như nhân sự, tài chính, tiếp thị, bán hàng, nghiên cứu và phát triển, được quản lý chủ yếu từ trưởng các phòng ban đó. 

Khác với doanh nghiệp nhỏ là chủ doanh nghiệp là một người trực tiếp sở hữu , các doanh nghiệp lớn thì là ở dạng tập đoàn để đỡ gánh nặng cho chủ sở hữu. 

Chủ sở hữu doanh nghiệp lớn không quản lý trực tiếp mà thay vào đó là một hội đồng quản trị được giao quyền hành quản lý khác nhau ở doanh nghiệp. 

Lượng khách hàng lớn: Trong khi doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra lợi nhuận thông qua sự tập trung vào một sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường cụ thể, doanh nghiệp lớn thường hấp dẫn một lượng lớn khách hàng và liên tục mở rộng thị trường của họ.

Doanh nghiệp siêu lớn

Xác định quy mô doanh nghiệp lớn dựa vào đâu?

Doanh nghiệp siêu lớn là những tổ chức có số lượng nhân sự vượt quá 1000 người, với tổng số vốn điều lệ và doanh thu hàng năm lớn hơn 200 tỷ đồng. Thường thuộc dạng tập đoàn kinh tế, chúng bao gồm các công ty mẹ, công ty con, và các công ty thành viên khác.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp siêu lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), và Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội. Những tập đoàn này hoạt động đa ngành, có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có quy mô kinh doanh ấn tượng.

Các doanh nghiệp siêu lớn không chỉ tập trung vào sản xuất và cung ứng hàng hóa, mà còn tham gia đa dạng trong các lĩnh vực như đầu tư, năng lượng, viễn thông, và bất động sản. Tầm ảnh hưởng của chúng không chỉ giới hạn trong quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn cầu.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp siêu lớn:

Quy mô khổng lồ: Các doanh nghiệp siêu lớn nổi bật với quy mô kinh doanh rất lớn, với tài sản và doanh thu đáng kể. Các công ty con thường hoạt động ở nhiều lĩnh vực và liên kết chặt chẽ với công ty mẹ.

Tầm ảnh hưởng: Các doanh nghiệp siêu lớn đặc biệt quan trọng với tầm ảnh hưởng lớn đối với cả ngành công nghiệp và nền kinh tế của một quốc gia hoặc thậm chí là toàn cầu. Chúng có thể thay đổi cấu trúc thị trường, ảnh hưởng đến quyết định chính trị và kinh tế.

Đa dạng về hình thức và sản phẩm kinh doanh: Các doanh nghiệp siêu lớn thường thể hiện sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh, từ sản phẩm và dịch vụ đến thị trường và lĩnh vực hoạt động. Điều này giúp chúng giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội.

Cơ cấu quản lý phức tạp: Với quy mô lớn, các doanh nghiệp này yêu cầu một hệ thống quản lý phức tạp để đảm bảo hoạt động hiệu quả và duy trì sự liên kết giữa các đơn vị và hoạt động khác nhau.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã thu được cái nhìn rõ ràng hơn về các doanh nghiệp theo từng quy mô. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu cá nhân của mình. Nếu bạn đang muốn tìm một bên dịch vụ thành lập công ty để lo về các giấy tờ thủ tục rườm rà và dịch vụ kế toán trọn gói thì công ty chúng tôi là nơi mà bạn có thể cân nhắc, với đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm và chị phí hợp lý.