Sau khi phá sản doanh nghiệp có được thành lập công ty mới không?

Nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, dẫn đến việc một số công ty cổ phần phải đối diện với nguy cơ phá sản. Vậy, quy trình phá sản của một công ty cổ phần được quy định như thế nào? Và sau bao lâu kể từ khi phá sản, chủ doanh nghiệp mới có thể thành lập công ty mới? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.   

Phá sản là gì?
Phá sản là gì?

 

1. Định nghĩa về phá sản

Phá sản là tình trạng mà một doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán nợ và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Một công ty cổ phần được coi là phá sản khi đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Mất khả năng thanh toán: tức là công ty không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Nhận được quyết định tuyên bố phá sản từ Tòa án.

2. Trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản công ty
Trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản công ty 

2.1. Hồ sơ mở thủ tục phá sản

Chỉ những cá nhân hoặc tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan mới được phép nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hồ sơ mở thủ tục phá sản sẽ phụ thuộc vào loại đối tượng yêu cầu, bao gồm:

  • Đối với chủ nợ;
  • Đối với người lao động hoặc đại diện công đoàn;
  • Đối với công ty cổ phần mất khả năng thanh toán;
  • Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

2.2. Trình tự mở thủ tục phá sản

Quy trình thủ tục phá sản cho công ty cổ phần:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

  • Các bước liên quan đầu tiên bao gồm việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần.

Bước2: Xem xét và thụ lý đơn yêu cầu:

  • Tòa án sẽ xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
  • Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu người nộp đơn từ chối hoặc không có quyền nộp đơn, Tòa án sẽ trả lại đơn.

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

  • Tòa án sẽ thụ lý đơn sau khi nhận biên lai nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản. Sau đó, Tòa án sẽ quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn.

Bước 4: Tiến hành mở thủ tục phá sản:

  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và gửi thông báo đến những bên liên quan.
  • Trong quá trình này, Tòa án có thể yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu, hoặc tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Bước 5: Tổ chức hội nghị chủ nợ:

  • Hội nghị chủ nợ được triệu tập, và nó được coi là hợp lệ nếu có sự tham gia của số chủ nợ đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
  • Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản, đề xuất phục hồi hoạt động kinh doanh, hoặc đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định và thi hành tuyên bố phá sản:

  • Trong trường hợp không thể thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện mà vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp.

3. Hậu quả pháp lý

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp được quy định tại các điều 108, 109 và 130 của Luật Phá sản 2014 bao gồm:

  • Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
  • Xóa tên doanh nghiệp phá sản khỏi danh sách các doanh nghiệp hoạt động.
  • Cấm chủ doanh nghiệp phá sản đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý và điều hành công ty.

4. Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản?

Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản?
Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản?

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

5. Sau khi phá sản có được thành lập công ty mới không?

Sau khi doanh nghiệp có quyết định phá sản, toà án có thể sẽ xem xét ra quyết định không được thành lập công ty mới khi có đầy đủ các yếu tố sau:

Người thành lập công ty là người giữ chức vụ quản lý công ty của doanh nghiệp bị phá sản;

– Cố ý vi phạm các quy định đã nêu trên tại Luật Phá sản 2014.

Lưu ý: Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, cá nhân, tổ chức vẫn có quyền thành lập doanh nghiệp mới sau khi phá sản. Thời gian cấm thành lập doanh nghiệp là 03 năm kể từ ngày có quyết định phá sản.

Quyền thành lập công ty mới sau khi phá sản của doanh nghiệp nhà nước

Khoản 1, 2 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

“1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.”

Căn cứ quy định trên, những người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không thể giữ chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân và đảm nhận bất kỳ chức vụ nào tại doanh nghiệp đó.

Bên cạnh đó, Luật Phá sản 2014 chỉ quy định cấm những người giữ chức vụ không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng lại không cấm đảm nhận chức vụ tại các doanh nghiệp có 50% vốn nhà nước theo điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Lý do là Luật Phá sản 2014 chưa có sự thay đổi đồng nhất với Luật Doanh nghiệp 2020 về các loại hình doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo khoản 2 Điều 130 Luật Phá sản 2014, người đại diện phần vốn góp nhà nước ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản cũng bị cấm đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn nhà nước nhưng vẫn có quyền góp vốn, thành lập công ty tư nhân.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan đến các quy định pháp luật về thủ tục phá sản hay dịch vụ thành lập công ty, chúng tôi đều sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng tôi cam kết lắng nghe và phản hồi sớm nhất để đảm bảo mọi khó khăn và mâu thuẫn được giải quyết một cách tốt nhất và đáp ứng được nhu cầu của quý khách hàng.