Những rủi ro bạn cần biết khi mới thành lập công ty

Thực tế, việc quản lý khi mới thành lập công ty là đầy thách thức và cũng là hành trình có nhiều khó khăn. Bạn cần tự hỏi: “Những rủi ro nào có thể xuất hiện và làm thách thức sự thành công của công ty của tôi?” Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về những khía cạnh nguy cơ này để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn và đối mặt với thách thức một cách tự tin.

Những rủi ro khi mới thành lập công ty
Những rủi ro khi mới thành lập công ty

Những rủi ro thường gặp phải khi thành lập công ty 

Rủi ro trong lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước đầu quyết định việc kinh doanh. Khi chọn đúng loại hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro như sau:

  • Hạn chế về trách nhiệm vô hạn với tài sản của cá nhân thành lập công ty.
  • Hạn chế về tranh chấp về quyền quản lý và trách nhiệm chồng chéo trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hạn chế rủi ro về góp vốn và chia sẻ lợi nhuận.

Rủi ro trong đăng ký vốn điều lệ

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp quá thấp

Đăng ký vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải vay thêm vốn lưu động để trang trải cho chi phí hoạt động của công ty. Từ đó, các giao dịch liên quan sẽ ảnh hưởng tới số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao

Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, đăng ký vốn điều lệ quá cao so với điều kiện thực tế của doanh nghiệp là hành vi bị cấm. Đây được xem là hành vi vi phạm quy định pháp luật hiện hành.

Rủi ro trong khai báo và nộp thuế

Khi thành lập doanh nghiệp cần chú ý đến kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có 3 loại thuế cơ bản là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Rủi ro trong kế toán của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp không thể tìm được một kế toán viên có kinh nghiệm và có trình độ để thực hiện công việc, những rủi ro có thể xảy ra:

  • Mất nợ nếu như kế toán không theo dõi và giám sát cẩn thận.
  • Số lượng sổ kế toán sẽ không được hoàn thành, dẫn tới nguy cơ bị phạt khi có sự kiểm tra từ cơ quan thuế.
  • Báo cáo thuế không chính xác dẫn tới phạt tiền vi phạm hành chính thuế.
  • Kế toán sai, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Tham khảo : Những việc kế toán cần làm sau khi thành lập công ty 

4 khó khăn ai cũng gặp khi thành lập công ty

Khó khăn về lên ý tưởng và kế hoạch kinh doanh

Doanh nghiệp cần cân bằng giữa ý tưởng và khả năng thực hiện. Một ý tưởng đột phá cũng có thể là điểm sáng tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp so với các đối thủ. Và đây cũng có thể là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của doanh nghiệp.

Khó khăn về vốn

Nguồn vốn là yếu tố quyết định đến hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp. Thực trạng kinh tế bất ổn khiến các chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xin cấp vốn thành lập công ty.

Khó khăn về nhân sự

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển đối với mỗi tổ chức. Những khó khăn về nguồn nhân lực thường phát sinh từ khâu lên kế hoạch, phân bổ và tuyển dụng.

Khó khăn trong quản lý

Quản lý chính là nhiệm vụ khó khăn nhất, chủ doanh nghiệp cần tối ưu hoá mối liên kết giữa người lao động và sản xuất kinh doanh. Củng cố được mối liên kết này thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.

Lưu ý cần biết trước khi thành lập công ty

Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải do chủ Doanh nghiệp đặt nhưng phải tuân theo một số nguyên tắc mà pháp luật quy định như:

  • Tên công ty phải viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố sau: loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
  • Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Bạn có thể tra cứu tên trên cơ sở dữ liệu quốc gia để kiểm tra tính khả dụng của tên đó.
  • Tên của doanh nghiệp có thể bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục dân tộc.

Lựa chọn loại hình công ty

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến với những đặc điểm riêng. Cụ thể:

  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của doanh nghiệp được hình thành qua sự đóng góp hoặc cam kết đóng góp từ các thành viên hay cổ đông trong thời hạn 90 ngày. Theo quy định pháp luật, không bắt buộc phải chứng minh vốn khi thành lập doanh nghiệp, trừ khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn điều lệ và vốn pháp định không thấp hơn vốn pháp định này.

 

Các ngành nghề bị cấm

Danh sách những ngành nghề, sản phẩm bị cấm kinh doanh gồm:

  • Sản phẩm là chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.
  • Ma túy
  • Vũ khí, đạn, quân trang quân dụng và những phương tiện kỹ thuật quân sự khác.
  • Cá độ, cờ bạc
  • Mại dâm, tổ chức mai dâm, buôn bán trẻ em, phụ nữ,….

Hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng, khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty, khách hàng còn băn khoăn về vấn đề khi thành lập công ty cần những gì để đi đến con đường hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh. An Đức là đơn vị thành lập công ty uy tín, đảm bảo có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp luôn đồng hành cùng các bạn.

DMCA.com Protection Status