Công ty sau thành lập không có sản xuất kinh doanh

Cách hiểu đầu tiên của câu hỏi trên đó là sau khi mở công ty thì không phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này bạn có thể yên tâm là pháp luật không cấm và không xử phạt bởi:

✔  Mở công ty ai cũng muốn triển khai kinh doanh nhưng giả sử chưa thực hiện được cũng là điều bình thường, nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn thay vì xử phạt.

✔  Đăng ký thành lập công ty là thủ tục chủ doanh nghiệp kê khai thông tin dự kiến về quy mô, phạm vi và các nội dung kinh doanh. Với bản chất là “ĐĂNG KÝ” thì việc sai lệch với thực tế là điều không tránh khởi. Luật doanh nghiệp quy định nếu đăng ký xong mà thấy thông tin đăng ký không hợp lý thì phải điều chỉnh, ví dụ như thời hạn góp đủ vốn,…

✔  Nhiều công ty công nghệ, phát triển có thể đăng ký thành lập sau 05 năm mới có sản phẩm để kinh doanh. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Như vậy sau khi thành lập công ty nếu bạn chưa thể bắt đầu kinh doanh thì cũng không lo lắng bị xử phạt, hãy thận trọng và triển khai kinh doanh khi đã sẵn sàng.

Thành lập công ty nhưng không hoạt động có phải nộp thuế không?

Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty  người đại diện theo pháp luật đã ký vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp trong đó có hai trường thông tin liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế và khai thuế của doanh nghiệp bao gồm: (i) Các loại thuế doanh nghiệp phải kê khai và nộp; (ii) Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Do đó khi Phòng đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký doanh nghiệp (Đồng thời là mã số thuế) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế đúng và đủ cho các loại thuế đăng ký và theo thời hạn bắt đầu kinh doanh đã ghi nhận.

Căn cứ theo Điều 44 Luật quản lý thuế mới nhất quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì “công ty không hoạt động” không phải trường hợp miễn nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, vì vậy doanh nghiệp vẫn phải thực hiện kê khai thuế dù không phát sinh doanh thu, hoặc phát sinh hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp muốn miễn nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoặc đóng mã số thuế 

Thành lập công ty xong nhưng không làm bất cứ thủ tục gì?

Hiểu câu hỏi theo cách này thì doanh nghiệp bạn có thể sẽ có nhiều sai phạm về thuế nếu sau khi thành lập không làm bất cứ thủ tục gì. Luật quản lý thuế quy định người nộp thuế tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ kê khai, nên khi đăng ký doanh nghiệp bạn đã kê khai thông tin thuế cho doanh nghiệp mình thì phải chấp hành đúng.

Tất tần tật về Công ty không hoạt động tại Singapore

Ví dụ: Bạn đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 1 tỷ đồng thì phải kê khai và nộp lệ phí môn bài 2triệu/01 năm.

  • Bạn đăng ký địa chỉ kinh doanh tại Số 1 Trang Tiền thì phải thực hiện nghĩa vụ treo biển.
  • Bạn đăng ký công ty, có tư cách pháp nhân thì pháp nhân sau khi hình thành phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, nếu không sẽ bị xử phạt.

Thông thường khi chủ doanh nghiệp không có bất cứ hoạt động nào sau thành lập thì sẽ bị cơ quan thuế cho mã số thuế vào tình trạng người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở chính (Một dạng tạm ngừng hoạt động mã số thuế). Trước đây các công ty này khó có thể mở lại, cũng không thể tiến hành thủ tục giải thể theo quy định.

Nhưng năm 2024 nếu bạn thành lập công ty và không hoạt động dẫn đến bị đóng mã số thuế thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay quy trình liên thông thông tin giữa Tổng cục thuế và các phòng đăng ký kinh doanh để quản lý thông tin doanh nghiệp đã rất chặt chẽ, do đó phòng đăng ký kinh doanh nắm được danh sách các công ty không hoạt động tại trụ sở chính, doanh nghiệp bỏ trốn bị cơ quan thuế đóng mã số thuế. Các trường hợp này thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020.

Khác với trước kia, phòng đăng ký kinh doanh không ra thông báo thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do thông tin từ tổng cục thuế không chuyển sang dữ liệu thuộc quản lý của đơn vị này. 

✔ Chủ doanh nghiệp bị đóng mã số thuế do doanh nghiệp bỏ trốn hoặc doanh nghiệp đang trong tình trạng bị đóng mã số thuế nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể nhận được thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh vê việc: Thông báo thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện tại và yêu cầu chủ doanh nghiệp trong vòng 07 ngày phải đến phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục.

✔ Thông báo này được gửi trực tiếp đến địa chỉ cư trú của chủ doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ thành lập công ty và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Nội dung thông báo cũng nên rũ “Chủ doanh nghiệp phải mang theo giấy tờ chứng minh đã hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế”. Như vậy nếu doanh nghiệp không hoàn thành thủ tục xin đóng mã số thuế theo Luật quản lý thuế thì sẽ có hai vấn đề pháp lý chủ doanh nghiệp phải đối diện:

  • Một là công ty bị xóa thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia nhưng không hoàn thành thủ tục giải thể. Tình trạng này khiến cho doanh nghiệp vĩnh viễn không thể hoàn thành thủ tục giải thể, song song đó các nghĩa vụ về thuế tốn đòng sẽ treo theo thông tin của Giám đốc công ty, người quản lý doanh nghiệp. 
  • Thứ hai đây là căn cứ xác nhận hành vi vi phạm của chủ doanh nghiệp. Hiện tại chưa có có chế xử phạt lỗi này nhưng trường hợp trong các văn bản pháp luật sau này có cơ chế xử phạt lỗi trên thì chủ doanh nghiệp sẽ bị xử lý.

Từ các vấn đề nói trên nếu thành lập công ty xong mà không có nhiều vướng mắc về thuế, nợ thuế nhiều thì giải pháp lựa chọn giải thể theo đúng quy trình là biện pháp an toàn nhất. Quy trình giải thể công ty chưa có doanh thu hoặc chưa phát hành hóa đơn không khó nên việc triển khai thủ tục giải thể cũng từ đó mà dễ dàng.