Thủ tục thành lập công ty theo quy định nhà nước năm 2024

Ban đang muốn thành lập công ty cổ phần nhưng không hiểu rõ về thủ tục? Dưới đây là những thông tin quan trọng để bạn hiểu rõ hơn và từng bước để có thể thành lập  một công ty. Hoặc đơn giản hơn là liên hệ với chung tôi dịch vụ kế toán và thành lập công ty An Đức để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp bạn an tâm tập trung vào kế hoạch kinh doanh của mình.

1. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một doanh nghiệp với vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, có thể thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03, không có hạn chế về số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp vào công ty.

  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

2. Thủ tục các bước thành lập công ty cổ phần

Để thành lập công ty cổ phần, bạn cần tuân theo các bước như đăng ký tên, chuẩn bị và ký Hợp đồng thành lập, và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Dưới đây là các nước thực hiện để thành lập một doanh nghiệp.

Thủ tục các bước thành lập công ty cổ phần
Thủ tục các bước thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn thành lập công ty

  • Để thực hiện quy trình thành lập công ty, quý khách chỉ cần chuẩn bị các thông tin sau, kèm theo 01 bản công chứng chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu/Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN (nếu là cổ đông tổ chức).
  • Thông tin về cổ đông bao gồm: tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề, và người đại diện theo quy định của pháp luật.
  • Dựa trên những thông tin mà quý khách cung cấp, luật sư sẽ tư vấn về tất cả các vấn đề pháp lý liên quan, giúp quý khách lựa chọn những phương án tối ưu.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 3: Gửi hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp.

  • Hồ sơ lập công ty cổ phần và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp sẽ được nộp kèm theo hồ sơ sau khi được cổ đông đăng ký theo quy định. Quá trình nộp hồ sơ diễn ra tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa điểm mà doanh nghiệp có trụ sở chính.
  • Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành làm dấu.

Lưu ý: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay doanh nghiệp không cần phải công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng nó. Doanh nghiệp được quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu. Tuy nhiên, nội dung của con dấu cần phải thể hiện các thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp

Do đó, theo quy định mới này, hình thức của con dấu do doanh nghiệp tự lựa chọn và quyết định chỉ cần đảm bảo các thông tin tối thiểu được nêu trên mà không cần phải thực hiện thủ tục công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất trong việc sử dụng con dấu pháp nhân, chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp nên chọn khuôn dấu thông thường (dấu tròn) và không nên điền thông tin quận nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Điều này giúp tránh tình trạng phải khắc lại con dấu pháp nhân của công ty khi có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở đến một quận khác.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần hiện tại được quyền khắc nhiều con dấu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

Bước 5: Các cổ đông công ty thực hiện góp vốn điều lệ

  • Các cổ đông của công ty cần góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Quá trình góp vốn khi lập công ty cổ phần hoàn toàn được thực hiện bằng tiền mặt, trừ khi cổ đông góp vốn là tổ chức, khi đó bắt buộc phải thực hiện việc góp vốn thông qua hình thức chuyển khoản.

Bước 6: Các thủ tục cần hoàn thiện sau thành lập công ty

  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty;
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng internet;
  • Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính;
  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử;

– Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp có 2 phương án:
+ Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ, kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế;
+ Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán bên ngoài để thực hiện việc báo cáo thuế và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

  • Lưu ý quan trọng: Báo cáo thuế định kỳ là công việc quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Nếu sau khi thành lập doanh nghiệp mà các bạn không thực hiện bước này vì bất cứ lý do gì thì sau này doanh nghiệp của bạn sẽ bị vướng mắc về thuế và bị phạt tốn kém nhiều chi phí giải quyết.

– Sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần cần thực hiện một số thủ tục bắt buộc sau khi thành lập công ty và đóng các loại thuế doanh nghiệp.

Với thay đổi quy định nhà nước năm 2024, thủ tục thành lập công ty ngày càng trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn. CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ AN ĐỨC sẵn lòng hỗ trợ bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp này, đảm bảo tuân thủ mọi quy định mới và giúp doanh nghiệp của bạn khởi đầu mạnh mẽ trên thị trường.