Thành lập phòng khám nha khoa cần những hồ sơ thủ tục gì?

Để thành lập một phòng khám nha khoa, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các thủ tục pháp lý quan trọng. Việc có đầy đủ hồ sơ và tuân thủ các quy định là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hoạt động của phòng khám được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả. Vậy, chúng ta cần những hồ sơ và thủ tục gì để thành lập một phòng khám nha khoa?

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập phòng khám nha khoa. Nguồn: Internet
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập phòng khám nha khoa. Nguồn: Internet

I. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỂ THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM NHA KHOA, CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Như đã đề cập ở phần trên thì kinh doanh phòng khám răng hàm mặt thuộc lĩnh vực y tế là ngành nghề có điều kiện. Vì vậy, để mọi hoạt động tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh răng hàm mặt hợp pháp, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt.

1. Hồ sơ, thủ tục thành lập phòng khám răng (xin giấy chứng nhận ĐKKD)

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ liên quan

Bộ hồ sơ đăng ký thành lập phòng khám nha khoa tư nhân gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt;
  2. Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  3. Vốn điều lệ đối với công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty TNHH;
  4. Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
  5. Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➤ Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu

Từ 3 – 5 ngày làm việc, kể từ ngày bạn nộp đầy đủ hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc văn bản điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Để tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí khi làm thủ tục bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập phòng khám răng hàm mặt tư nhân

  • Dịch vụ trọn gói từ 1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng tùy khu vực, thời gian bàn giao kết quả từ 3 – 5 ngày làm việc;
  • Dịch vụ thành lập nhanh bàn giao kết quả trong 24 giờ

2. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt (giấy phép con)

➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt gồm các giấy tờ sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa;
  2. Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
  3. Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  4. Giấy tờ chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  5. Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  6. Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương pháp hoạt động ban đầu;
  7. Bản sao hợp lệ:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn.

Lưu ý:

Trong một số trường hợp bạn cần bổ sung:

  • Hợp đồng thu gom rác thải y tế;
  • Chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
  • Bảng chấm công thực hành, quyết định phân công người hướng dẫn…

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt phòng khám răng

Bạn nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt tại Sở Y tế bằng 3 hình thức:

  1. Trực tiếp tại Sở Y tế;
  2. Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);
  3. Thông qua dịch vụ bưu chính.

➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả

Từ 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng khám đạt yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị y tế, Sở Y tế sẽ cấp giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt.

II. QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM NHA KHOA TƯ NHÂN

Phòng khám nha khoa hay phòng khám răng hàm mặt là cơ sở kinh doanh chuyên khoa thuộc lĩnh vực y tế, vì vậy để mở phòng khám nha khoa bạn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể:

 

1. Đối với cơ sở vật chất

  • Phòng khám nha khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có khu vực đón tiếp người bệnh;
  • Có buồng thủ thuật diện tích ít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật, kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng thì cần đảm bảo diện tích mỗi ghế răng ít nhất là 5m2;
  • Phòng khám răng hàm mặt có sử dụng thiết bị bức xạ (thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định về an toàn bức xạ.

2. Đối với thiết bị y tế

  • Có đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa răng hàm mặt và hộp thuốc chống sốc;
  • Có đủ thiết bị, dụng cụ ý tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Đối với phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin phải có đủ các phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.

3. Đối với nhân sự tại phòng khám răng

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám răng cần đáp ứng các điều kiện: là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt; có kinh nghiệm khám, chữa bệnh tối thiểu 54 tháng về chuyên khoa răng hàm mặt;
  • Các đối tượng làm việc tại phòng khám răng hàm mặt nếu có thực hiện việc khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề, được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề của người đó.

III. MÃ NGÀNH VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH NHA KHOA, PHÒNG KHÁM RĂNG

Tham khảo mã ngành khi mở phòng khám nha khoa, chăm sóc răng miệng như sau.

  • Mã ngành cấp 4 – mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa;
  • Mã ngành cấp 5 – mã ngành 86202: Hoạt động của các phòng khám nha khoa.
    Chi tiết:

    • Hoạt động của phòng khám nha khoa;
    • Hoạt động tư vấn, chăm sóc răng miệng;
    • Hoạt động về chỉnh răng, phẫu thuật nha khoa;
    • Hoạt động nha khoa trạng thái chung hay đặc biệt như nha khoa cho trẻ em, khoa nghiên cứu các bệnh về răng miệng, khoa răng.

Lưu ý: Mã ngành nghề phải được đăng ký ngay tại bước xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

IV. Kết luận 

Việc thành lập một phòng khám nha khoa đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận với hồ sơ và thủ tục pháp lý, nhằm đảm bảo việc hoạt động theo đúng quy định và mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty kế toán An Đức để được tư vấn một cách kĩ lưỡng nhất trong quá trình hoàn thiện doanh nghiệp của bạn trước khi vào hoạt động.