Trình tự, thủ tục thành lập công ty /doanh nghiệp mới nhất năm 2024

Quá trình thành lập công ty, doanh nghiệp không chỉ là các thủ tục hành chính đơn thuần, mà đó là một chuỗi các bước và quyết định phức tạp mà người khởi nghiệp cần phải nắm vững trước khi bắt đầu, vì vậy khi bắt đầu thành lập công ty nên hiểu rõ về quy trình thủ tục.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty gồm các bước sau đây

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Đối với cá nhân là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc là người đại diện theo pháp luật
    • Căn cước công dân;
    • Hộ chiếu.
  2. Đối với tổ chức là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
    • Giấy tờ pháp lý (Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
    • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền
  3. Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Lưu ý:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân phải còn thời hạn là bản sao y công chứng;
  • Giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang Tiếng Việt.
  • Cung cấp số điện thoại của công ty (lưu ý, nên sử dụng số điện thoại ít sử dụng vì có thể sẽ bị làm phiền bởi quảng cáo, dễ bị lừa đảo);
  • Hợp đồng thuê, giấy tờ liên quan đến trụ sở sẽ được lưu lại công ty để nếu cơ quan thuế kiểm tra thì tránh bị phạt, thủ thành lập không yêu cầu cung cấp.
    Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?
    Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Bước 2: Soạn hồ sơ để thành lập công ty 

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên

Đối với công ty cổ phần

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập

Lưu ý: Đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là tổ chức thì danh sách hồ sơ cần thêm các tài liệu sau:

  • Danh sách người đại diện theo pháp luật/ủy quyền
  • Văn bản ủy quyền trường hợp người đại diện theo ủy quyền

Những lưu ý khi soạn Điều lệ công ty

Điều lệ công ty phải đảm bảo có những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty  phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Công ty sẽ thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền nếu phát sinh vấn đề.
  • Hồ sơ sẽ được trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Hoặc bạn có thể tự tạo tài khoản và nộp hồ sơ theo hướng dẫn bên dưới bài viết này.
    Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư lĩnh vực đăng kí công ty.
    Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư lĩnh vực đăng kí công ty.

Bước 4: Nộp tiền bố cáo

Bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng

Theo quy định tại Tông tư 47/2019/ TT-BTC lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần.

Nếu doanh nghiệp không đăng bố cáo thì có thể bị phạt hành chính theo quy định dưới đây.

Theo Mục 1 điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  2. Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

Bước 5: Nhận kết quả khi thành lập công ty 

Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bên dưới

Bước 6: Bố cáo thông tin doanh nghiệp

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo nếu hồ sơ được chấp thuận.

Bước 7: Đặt con dấu

Trong thời gian đợi kết quả, bạn có thể thiết kế logo hoặc mẫu dấu mà bạn thích, sau khi nhận được Giấy phép, An Đức sẽ hỗ trợ bạn đặt con dấu. Thông tin trên con dấu nên có như :

  • Tên công ty
  • Mã số thuế
  • Quận, Thành phố
  • Logo (nếu có)

Theo Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Trên đây là một số thông tin trình tự thủ tục rõ ràng khi bạn đang muốn thành lập công ty riêng, để tự vấn chi tiết và rõ ràng thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0967181178. Chúng tôi là đại lý thuế trong lĩnh vực tư vấn kế toán – thuế và thành lập công ty luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.