Thủ tục thành lập chi nhánh công ty như thế nào?

Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty sẽ không tránh khỏi những vướng mắc về tục pháp lý cũng nhưng những công việc cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh liên quan đến cơ quan thuế. Hãy cùng An Đức tìm hiểu qua đăng ký thành lập chi nhánh công ty như thế nào? Hồ sơ pháp lý gồm những gì? Điều kiện thành lập chi nhánh công ty ra sao?  trong bài viết dưới đây nhé. 

Thành lập chi nhánh công ty. Nguồn: Internet
Thành lập chi nhánh công ty. Nguồn: Internet

1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Việc thành lập chi nhánh là việc mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty. Luật pháp cho phép thành lập chi nhánh và công ty có thể thành lập chi nhánh không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Tuy nhiên, để được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép, công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện bắt buộc để lập chi nhánh công ty trong nước

Thông thường các doanh nghiệp đều có xu hướng mở chi nhánh trong nước ở các tỉnh thành khác nhau để mở rộng thị trường, quy mô sang cả nước. Điều kiện thành lập chi nhánh trong nước bao gồm:

  • Điều kiện tất yếu để mở thêm chi nhánh là có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • người đứng đầu chi nhánh đảm bảo các điều kiện theo quy định luật doanh nghiệp 
  • trụ sở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp 
  • có chứng chỉ hành nghề đối với cái nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ 
  • có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh theo quy định pháp luật 

2. Điều kiện thành lập chi nhánh đối với công ty nước ngoài

Các doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  • Là các doanh nghiệp được pháp luật của nước muốn đặt trụ sở, chi nhánh kinh doanh công nhận hợp pháp
  • Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

2. Chuẩn bị thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Hiện nay, theo quy định của luật doanh nghiệp thì để thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:

Thủ tục thành lập chi nhanh công ty. Nguồn: Internet
Thủ tục thành lập chi nhanh công ty. Nguồn: Internet

– Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp.

– Quyết định của hội đồng thành viên dành cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty dành cho công ty TNHH 1 thành viên hoặc hội đồng quản trị dành cho công ty cổ phần quyết định về việc thành lập chi nhánh.

– Biên bản của hội đồng thành viên dành cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty dành cho công ty TNHH 1 thành viên hoặc hội đồng quản trị dành cho công ty cổ phần quyết định về việc thành lập chi nhánh.

– Quyết định về việc bổ nhiệm quản lý/người đứng đầu chi nhánh.

– Bản sao công chứng CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh..

3. Quy trình đăng ký thành lập chi nhánh công ty

Hiện nay, thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty cũng gần giống với thủ tục thành lập công ty. Cụ thể, để thuận lợi mở chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh lên Phòng đăng ký kinh doanh

 Doanh nghiệp mang hồ sơ đầy đủ những giấy tờ trên nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch, đầu tư nơi đặt chi nhánh công ty.

Bước 2: Nhận giấy phép đăng ký kinh, thành lập chi nhánh

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh công ty

Vì việc thành lập chi nhánh công ty được xem là hoạt động đăng ký kinh doanh mới, do vậy, khi chi nhánh hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục liên quan như:

– Tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh công ty  lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh để tránh bị xử phạt hành chính

– Thực hiện khắc con dấu riêng cho chi nhánh công ty. Bởi vì chi nhánh của công ty cũng cần có con dâu riêng nhằm mục đích thể hiện những giao dịch, hợp đồng của chi nhánh.

– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài cũng như các loại thuế khác cho chi nhánh theo đúng định kỳ được pháp luật quy định. Đặc biệt việc kê khai thuế môn bài phải thực hiện trong vòng 30 ngày.

– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty, việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện, vì cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào.

– Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh nếu có nhu cầu.

4. Các công việc liên quan đến thuế sau khi thành lập chi nhánh

Sau khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến thuế để tránh bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:

Một số công việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh. Nguồn: Internet
Một số công việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh. Nguồn: Internet

1. Kê khai, nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh công ty

Theo quy định, Chi nhánh công ty sau khi được thành lập có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh đặt địa chỉ. Trong trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh.

Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm

  • Tờ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh;
  • Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.

Thời gian nộp lệ phí môn bài của chi nhánh công ty

Thời gian chậm nhất mà chi nhánh công ty cần phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Lệ phí môn bài của chi nhánh công ty:

Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

  • Nếu chi nhánh được thành lập trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm(từ 01/01 đến ngày 30/06) thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tức là nộp 1,000,000 đ
  • Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm. Tức nộp 500,000 đ

2. Quy định về việc chi nhánh công ty sử dụng hóa đơn điện tử

  • Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được phép sử dụng hóa đơn điện tử, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp sau khi làm thủ tục đề nghị đặt in hóa đơn và được cơ quan quản lý thuế trực tiếp chấp nhận.
  • Chi nhánh có thể lựa chọn mẫu hóa đơn riêng nhưng trên hóa đơn phải ghi thông tin tên doanh nghiệp ở phía trên cùng bên trái.
  • Trước khi sử dụng hóa đơn tự in chậm nhất là 02 ngày làm việc, Chi nhánh công ty cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và gửi hóa đơn mẫu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
  • Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.

3. Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh công ty có thể mở tài khoản ngân hàng. Chi nhánh công ty có trách nhiệm thông báo số tài khoản của chi nhánh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng.

5.Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty uy tín tại An Đức 

Việc thành lập chi nhánh công ty cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký tư vấn thành lập chi nhánh công ty để không mất thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Khi đăng ký dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, hoặc dịch vụ thành lập công ty tại An Đức , bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn chi tiết về các thông tin cần chuẩn bị liên quan đến công ty như tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp. Bởi vì thông tin ban đầu của công ty rất quan trọng và có những quy định cần tuần thủ, nếu không đảm bảo sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở Kế hoạch và đầu tư rồi chờ lấy giấy phép mở công ty trả cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được chúng tôi thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian.
  • Đặc biệt, đối với dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty trọn gói, doanh nghiệp sẽ được An Đức đại diện hoàn tất mọi thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh công ty, để đảm bảo công ty của khách hàng có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định.
DMCA.com Protection Status